Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Sài Gòn Chợ Lớn Quận 6 ngày nay

Sài Gòn Chợ Lớn Quận 6 ngày nay

Vào những năm cuối thập niên 50, Sài Gòn Chợ Lớn là một trong những tâm giao thương  trọng điểm của khu vực Đông Dương. Đến nay, Chợ Lớn vẫn không ngừng phát triển và thịnh vượng nhờ vào lợi thế phong thủy của mảnh đất được xem Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa.
Ngày nay, vùng đất ấy ngày càng phát triển hưng vượng và không ngừng đổi mới với hạ tầng hiện đại, môi trường sống trong lành, giao thông thuận lợi, chính là nhờ vào lợi thế phong thủy của mảnh đất “Quần Long Hội Tụ”, nơi Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa.
Chợ Lớn được ví von như China Town giữa lòng Sài Gòn nơi mà mỗi khi du khách tới Sài Gòn đều phải 1 lần ghé thăm. Đây là nơi tập trung khá đông cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống, nơi buôn bán kinh doanh khá sầm uất với những cửa hàng, những khu phố ẩm thực và những xưởng tiểu thủ công nghiệp mang đặc trưng theo phong cách người Hoa.
Chợ Lớn gồm các quận 5, 6, 10 và một phần quận 11. Trong đó cộng đồng người Hoa tập trung chủ yếu tại khu vực quận 5. Chợ Lớn như 1 thế giới thu nhỏ của người Hoa với đủ đặc trưng văn hóa, kiến trúc, quán ăn, nhà hàng.
Đến với một vùng đất, tìm về cội nguồn của một cộng đồng cư dân, không chỉ là để hoài niệm với một quá khứ đã là dĩ vãng mà là sự soi mình vào trong đó để nhìn thấy bước đi của tương lai. Kế thừa những gì mà người xưa đã gầy dựng và thế hệ nay sẽ phát triển nó ngày càng trù phú, tươi đẹp và thịnh vượng hơn
Một biểu tượng minh chứng cho sự phát triển không ngừng của Sài Gòn Chợ Lớn Quận 6 ngày nay là khu phức hợp thương mại dịch vụ căn hộ HimLam Chợ Lớn Quận 6 do Cty Cổ Phần Him Lam làm chủ đầu tư.
Được tạo nên từ bàn tay và sự sáng tạo của những con người tài hoa, Him Lam Chợ Lớn đạt đến chuẩn mực của lối kiến trúc hiện đại: Sự hài hòa về mặt không gian kết hợp với từng đường nét tinh tế, sống động đến từng chi tiết ẩn ngụ trong đó một triết lý sống ý vị của mỗi chủ nhân. Him Lam Chợ Lớn được kiến tạo trên mảnh đất Rồng Vàng Nhả Ngọc, là nơi luôn đem lại sự may mắn, thịnh vượng, phú quý, an lành và hạnh phúc cho các chủ nhân.

Với sứ mệnh là người đi hiện thực hóa giấc mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn. Với kinh nghiệm thực tiễn  trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh dịch vụ BĐS, Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các cư dân một cuộc sống viên mãn về vật chất, trọn vẹn về tinh thần trên chính mảnh đất giàu văn hóa này.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Tập quán sinh hoạt của người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn (Phần 2)

Tập quán sinh hoạt của người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn (Phần 2)

Người Hoa sang Việt Nam sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau nhưng phổ biến nhất là: kinh doanh buôn bán và nghề tiểu thủ công. Người Hoa đóng góp 1 phần không nhỏ trong ngành tiểu thủ công nghiệp của thành phố, thậm chí ở 1 số quận có nhiều người Hoa sinh sống, người Hoa đóng góp từ 50% đến 70% giá trị sản phẩm. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của người Hoa rất đa dạng, trong đó nổi bật là các ngành cơ khí, hóa nhựa, cao su, thủy tinh, thuộc da và sản phẩm của da, dệt,v.v.. Bên cạnh đó là những ngành nghề thủ công truyền thống như chế biến thực phẩm, hương liệu, đông nam dược v.v... Đặc biệt, người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn Quận 6 rất giỏi trong việc kinh doanh buôn bán.
Trước ngày Sài gòn giải phóng năm 1975, hơn 60% lượng hàng hóa bán buôn của thành phố do người Hoa cung cấp. Nhiều công ty lớn và một số ngân hàng cũng thuộc sở hữu của người Hoa. Trong sản xuất và kinh doanh, người Hoa có một đội ngũ thợ chuyên môn tay nghề giỏi, tiếp cận kỹ thuật và thị trường thế giới nhanh chóng, linh hoạt. Giữ chữ "tín" trong quan hệ sản xuất, buôn bán là một đặc điểm và truyền thống của người Hoa.
Về hoạt động văn hóa của người Hoa ở Sài Gòn him lam Chợ Lớn rất đa dạng. Văn hóa của người Hoa là sự giao thoa giữa những nét truyền thống trong phong tục của người Trung Quốc và người Việt Nam . Lối sống và sinh hoạt của người Hoa rất hiền lành, chất phác. Hàng năm có những lễ hội rất lớn của người Hoa được tổ chức tưng bừng và nhiều màu sắc.
Cộng đồng người Hoa tại Sàn Gòn cũng có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong đó có thể kế đến những tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ người Hoa như Trần Bội Cơ, Hàn Hải Nguyên, Lý Phong.

Ngày nay, bà con người Hoa vẫn là 1 bộ phận quan trọng tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực lao động và hăng hái sản xuất, đạt nhiều thành tựu lớn lao, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của Sài Gòn hoa lệ ngay căn hộ cao cấp quận 6

Tập quán sinh hoạt của người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn (Phần 1)

Tập quán sinh hoạt của người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn

Số lượng người Hoa ở Sài Gòn hiện khoảng  400.000 người, tương đương 15% dân số toàn thành phố. Số lượng người Hoa tập trung đông nhất tại Sài Gòn và sinh sống rải rác trong các quận huyện của thành phố , đông nhất là ở các quận 5 (chiếm 45%), quận 11 (chiếm 45%) và các quận 10, quận 6, quận Tân Bình. Người Hoa đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của thành phố.
Theo ghi nhận, cuối thế kỷ 17 đã có sự xuất hiện của người Hoa trên đất Sài Gòn, đa phần là những người dân nghèo khổ rời bỏ chế độ phong kiến để tìm đến vùng đất mới mưu sinh. Trên đường tìm đường mưu sinh về phía Nam, một số người Hoa đã chọn miền Nam Việt Nam là nơi lập nghiệp, trong đó có khu vực Sài Gòn-Gia Định xa xưa. Đã có nhiều đợt di dân của người Hoa tới Sài Gòn, mà một trong những đợt lớn nhất là nhóm người của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạc Định đến Việt Nam vào năm 1679 cùng với 3.000 người, 50 chiếc thuyền xuất phát từ Quảng Đông và xin chính quyền phong kiến Việt Nam cho định cư.
Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú ở miền Nam Việt Nam. Nhóm của Trần Thượng Xuyên chọn đất Trấn Biên (nay là vùng Biên Hòa) để lập nghiệp. Một bộ phận của nhóm Dương Ngạn Địch đến vùng đất Phiên Chấn (sau là vùng Sài Gòn-Gia Định) tổ chức công cuộc định cư lâu dài, thành lập làng Thanh Hà. Năm 1778 nhóm cư dân của làng Thanh Hà chuyển từ vùng Biên Hòa về hợp nhất với bộ phận cư dân người Hoa ở Phiên Trấn lúc này đã lập nên làng Minh Hương. Thành phố Chợ Lớn đã khai sinh từ sự hợp nhất đó và nhanh chóng mở rộng để về sau trở nên thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Tên "Chợ Lớn" vốn có từ năm 1801 khi Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng Trấn Gia Định thành, còn người Hoa vẫn quen gọi Chợ Lớn là "Đê Ngạn" (tiếng Quảng Đông là "Tai Ngon"). Những đợt di dân của người Hoa đến vùng Sài Gòn-Chợ Lớn còn tiếp diễn mãi đến năm 1949 là năm chính quyền cách mạng Trung Quốc ở lục địa thành công.

Một bộ phận lớn người Hoa đã được nhà nước phong kiến Việt Nam công nhận, các làng Minh Hương và Thanh Hà của người Hoa cũng được đối xử bình đẳng như mọi người dân dưới triều nhà Nguyễn. Sự di dân của người Hoa vào Việt Nam như là một tất yếu lịch sử, điều đó là một bảo đảm chắc chắn cho hiện tại cũng như tương lai của đồng bào Hoa ở nước ta.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Đặc trưng văn hóa Khu Sài Gòn - Chợ Lớn quận 6

Đặc trưng văn hóa Khu Sài Gòn - Chợ Lớn quận 6

Khác hẳn với trung tâm Sài Gòn (các quận 1, quận 3) nơi tập trung nhiều tòa nhà, văn phòng, khách sạn theo kiến trúc phương Tây hiện đại, ChợLớn quận 6 lại mang vẻ đẹp cổ kính đượm buồn đặc trưng của kiến trúc người Hoa với những mái ngói đỏ. Tới Chợ Lớn quận 6, bạn như đang bước vào 1 con phố cổ thực thụ của người Hoa, chợ thì tấp nập đông vui từ sáng tới tối.
him lam chợ lớn

Nét độc đáo riêng có ở Chợ Lớn Quận 6 là ngoài việc mua sắm, tham quan thì tới đây bạn còn được khám phá cuộc sống muôn màu của người Hoa từ hàng chục năm trước. Ở Chợ Lớn Quận 6 có rất nhiều khu chợ bạn có thể ghé thăm và đặc biệt là có thể ghé bất cứ chỗ nào để thưởng thức ẩm thực. Các hàng quán nơi đây có đặc trưng với bảng hiệu ghi 2 thứ tiếng Việt – Hoa. Những món ăn của người Hoa rất đa dạng, nhiều màu sắc và đặ biệt là nhiều chất bổ dưỡng.
him lam chợ lớn


Khi thành phố lên đèn, Chợ Lớn cũng phô bày nét đẹp cổ kính của mình vớ những chiếc đèn lồng xinh xắn treo dọc theo các dãy phố. Hầu hết các nhà đều mở cửa bán buôn, kinh doanh, dịch vụ. Hàng loạt bảng hiệu được thiết kế với ánh đèn điện tử màu, chớp sáng theo đủ mọi dáng, mọi kiểu.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Lịch sử hình thành Chợ Lớn Quận 6

Lịch sử hình thành Chợ Lớn Quận 6

Từ trước năm 1698 ở Việt Nam đã có người Hoa sinh sống, do không thần phục triều Thanh, số người này bỏ Trung Quốc sang Việt Nam lập nên làng Minh Hương ở Đề Ngạn mà nay là Chợ Lớn quận 6. Dù vậy, cũng phải mãi tới năm 1776 vùng đất này mới trở nên tấp nập sau khi người Hoa ở Biên Hòa (Cù Lao Phố trước đây) lánh nạn tới.
him lam chợ lớn quận 6

Do nhu cầu giao thương, người  Hoa lập chợ để kinh doanh mua bán. Cái tên Chợ Lớn bắt nguồn là do chợ Sài Gòn (Bưu điện Chợ Lớn quận 6 ngày nay) lớn hơn chợ Tân Kiểng của người Việt. Sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc.
him lam chợ lớn quận 6

Tách từ tỉnh Gia Định cũ ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt tham biện Chợ Lớn quận 6 được thành lập. Tỉnh Chợ Lớn vốn là đất huyện Tân Long, phủ Tân Bình của tỉnh Gia Định, gồm 13 tổng (sau còn 12 tổng), 72 làng. 12 tổng đó là: Cầu An Thượng, Cầu An Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Hạ, Long Hưng Trung, Phước Điền Thượng, Phước Điền Trung, Phước Điền Hạ, Tân Phong Hạ, Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ.
him lam chợ lớn quận 6

Đầu tháng 7 năm 1882, tuyến xe điện dài 5km nối Sài Gòn Chợ Lớn chính thức đi vào hoạt động, đây là tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam. Chợ Lớn được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Chợ Lớn là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn quận 6 đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ. Thời đó tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa. Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau từ năm 1930 – 1950 do quá trình đô thị hóa.
him lam chợ lớn quận 6

Về sau phần lớn diện tích đất tỉnh Chợ Lớn gồm: các quận (Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa) và một phần quận Gò Đen (Trung Quận) nhập vào tỉnh Long An khi tỉnh này được thành lập năm 1956, phần còn lại của quận Gò Đen nhập vào tỉnh Gia Định, sau là huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu vực này có nhiều đền chùa của người Hoa như: chùa Bà Thiên Hậu, đình Minh Hương Gia Thạnh, Hội quán Hà Chương, Hội quán Ôn Lăng, Hội Quán Nghĩa An, Hội Quán Nhị Phủ, Hội Quán Sùng Chính...Bên cạnh đó, nơi đây còn tập trung các chợ đầu mối lớn của thành phố như: chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm.
him lam chợ lớn quận 6

Cho tới tận bây giờ, Chợ Lớn vẫn được xem là khu vực nổi tiếng của thành phố vì tập trung nhiều người Hoa sinh sống bậc nhất tại Sài Gòn. Dấu ấn của người Hoa tại đây vẫn còn in rõ trong từng nếp nhà xưa cũ, những con phố nhỏ và trong cách sinh hoạt của con người Chợ Lớn Quận 6 nơi đây.
===================================
Tin liên quan:
Căn hộ Him Lam Riverside Quận 7
Căn hộ Him Lam Riverside Giai Đoạn 2

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Him Lam Riverside đưa vào sử dụng những tiện ích đầu tiên

Him Lam Riverside quận 7

Phòng Gym được bố trí ngay tại Lô B của dự án, với thiết kế theo phong cách đơn giản nhưng đầy tinh tế, các máy tập hiện đại được bố trí ngay sát cửa kính nhìn ra ngoài khu công viên nội bộ và hồ bơi, tạo cảm giác thư thái cho người tập khi được kết nối với thiên nhiên bên ngoài. Cũng chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi, tất cả các tiện ích còn lại như phòng Spa, siêu thị đồ ăn sạch, nhà hàng cũng sẽ gấp rút được hoàn thành và đưa vào phục vụ cho cư dân tại đây.
Vừa qua, ngày 1/4/2014 dự án căn hộ Him Lam Riverside Quận 7 đã hoàn thiện xong phòng tập Gym để đưa vào sử dụng ngay tại tầng trệt của khu căn hộ. Trước đó không lâu, khu café Stock Corner cũng đã hoàn thành xong để phục vụ cư dân tại Him Lam Riverside.
Ngoài ra, căn hộ Him Lam Riverside được chăm chút rất kỹ trong từng thiết kế, mỗi căn hộ đều được hoàn thiện đầy đủ nội thất cao cấp từ các nhà cung cấp hàng đầu như Teka, Panasonic, Electrolux, Ariston,….việc duy nhất của khách hàng là dọn valy quần áo vào ở.
Với giá thuê căn hộ từ 18tr/tháng, khách hàng có thể dùng chính số tiền này để thanh toán cho việc trả chậm, xem như số tiền mà khách hàng bỏ ra để sỡ hữu căn hộ Him Lam Riverside chỉ còn 80% so với giá bán ban đầu. Tiềm năng cho thuê tại dự án là rất lớn khi căn hộ bàn giao đầy đủ nội thất, có vị trí thuận lợi, tiện ích đầy đủ, mội trường sống trong lành và đặc biệt là phí dịch vụ hàng tháng chỉ có 6.000đ/m2.
Thứ nhất phải nói đến yếu tố vị trí, Him Lam Riverside là trái tim của Him Lam Tân Hưng, một khu đô thị được quy hoạch đồng bộ với những không gian xanh mướt của cây xanh, thảm cỏ, hồ nước cùng các tiện ích hiện đại như trường quốc tế, siệu thị, trung tâm thương mại. Khu đô thị Him Lam Tân Hưng chỉ cách trung tâm Quận 1 đúng 5 phút đi xe, sẽ khó có thể tìm được một nơi nào khác có môi trường sống xanh mát mà có khoảng cách gần trung tâm đến thế.
Khu căn hộ Him Lam Riverside tọa lạc trong Khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng, ngay sát siêu thị Lotte Mart Quận 7. Dự án vừa tiến hành bàn giao nhà cho những khách hàng đầu tiên bắt đầu từ trước tết Giáp Ngọ, đến nay đã có đến hơn 100 căn hộ đã bàn giao, và từ sau tết thì số lượng khách hàng nhận nhà tăng lên đáng kể. Theo thông tin từ chủ đầu tư Him Lam, tới nay số lượng căn hộ mà công ty còn lại là rất ít, chứng tỏ dự án có 1 sức hút đặc biệt đối với khách hàng.
Nhưng điểm khác biệt lớn nhất và tạo đột phá trên thị trường chính là chính sách thanh toán kèm ưu đãi không thể hấp dẫn hơn mà chủ đầu tư đưa ra. Theo đó, khi mua căn hộ Him Lam Riverside khách hàng chỉ cần thanh toán trước 50% giá trị căn hộ là nhận nhà ngay, phần còn lại được trả chậm từ 2-5 năm, trong thời gian đó nếu khách hàng chưa có nhu cầu ở ngay có thể sử dụng căn hộ để cho thuê.
Theo nhiều sàn giao dịch bất động sản tại quận 7, sở dĩ Him Lam Riverside có sự thu hút lớn đối với thị trường căn hộ cao cấp Khu Nam Sài Gòn bởi Him Lam Riverside kết hợp được nhiều yếu tố mà không phải dự án nào cũng có.


Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Cách làm cho bếp trông rộng hơn

Bếp nhà bạn quá nhỏ, vậy phải khắc phục làm sao. Bên dưới là vài gợi ý nhỏ nhưng rất hiệu quả để tạo không gian rộng hơn cho bếp nhà bạn


Dùng vật liệu kính
Vật liệu bằng kính luôn tạo ra không gian ảo và làm cho căn phòng có thêm chiều sâu, đánh lừa thị giác làm cho những bức tường phía sau xa hơn dẫn tới không gian được mở rộng hơn. Khi thiết kế cửa tủ là kính thì bạn cần lưu ý nhỏ sắp xấp những vật dụng bên trong thật ngăn nắp, vì sự lộn xộn cũng có nghĩa là chật chội.

Dùng họa tiết kẻ sọc
Người gầy thì khi mua quần áo luôn được tư vấn nên chọn những loại có họa tiết sọc để trông mập hơn. Với căn bếp “gầy” cũng không khác gì, thiết kế bên dưới đã được xử lý đơn giản nhưng mang lại hiệu quả to lớn, sàn nhà nguyên thủy màu gỗ được sơn xem kẽ với sơn trắng để tạo không gian bếp dài hơn.

Dùng họa tiết oversize
Một gợi ý hay nữa trong thiết kế này là tường sơn trắng kèm với sàn nhà lót gạch họa tiết oversize tạo nên những đường chạy dài dưới chân. Điểm nhấn tập trung vào tủ bếp cũng với gam màu lạnh xám nhẹ tạo ra 1 cảm giác dễ chịu với người nhìn.

Dùng màu có độ tương phản nhẹ
Khi có một chút sự khác biệt giữa màu sắc của những bức tường, mặt bàn, tủ bếp và các đồ dùng bằng gỗ thì mắt của chúng ta có thói quen lướt qua các bề mặt để tìm một điểm dừng dễ chịu nhất. Thủ thuật nhỏ này khiến bạn nghĩ rằng không gian rộng rãi hơn so với thực tế. Ở đây, hệ tủ bếp, tường bếp và sàn nhà có chung một gam màu, đó là màu xám – xanh lá cây giúp mắt của chúng ta không bị choáng đột ngột khi chuyển từ vùng tối ra sáng.

Bố trí vật dụng trong bếp ngăn nắp
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, muốn cho không gian trong nhà luôn thoáng đãng rộng rãi thì bạn phải luôn bố trí các vật dụng gọn gàng và khoa học, với căn bếp nhỏ thì lại càng phải nên như vậy. Những vật dụng nhà bếp nên được sắp xếp giấu sau những cánh cửa tủ, tránh để tràn lan ở ngoài sẽ càng làm cho gian bếp nhà bạn ngột ngạt.