Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Tập quán sinh hoạt của người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn (Phần 1)

Tập quán sinh hoạt của người Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn

Số lượng người Hoa ở Sài Gòn hiện khoảng  400.000 người, tương đương 15% dân số toàn thành phố. Số lượng người Hoa tập trung đông nhất tại Sài Gòn và sinh sống rải rác trong các quận huyện của thành phố , đông nhất là ở các quận 5 (chiếm 45%), quận 11 (chiếm 45%) và các quận 10, quận 6, quận Tân Bình. Người Hoa đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của thành phố.
Theo ghi nhận, cuối thế kỷ 17 đã có sự xuất hiện của người Hoa trên đất Sài Gòn, đa phần là những người dân nghèo khổ rời bỏ chế độ phong kiến để tìm đến vùng đất mới mưu sinh. Trên đường tìm đường mưu sinh về phía Nam, một số người Hoa đã chọn miền Nam Việt Nam là nơi lập nghiệp, trong đó có khu vực Sài Gòn-Gia Định xa xưa. Đã có nhiều đợt di dân của người Hoa tới Sài Gòn, mà một trong những đợt lớn nhất là nhóm người của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạc Định đến Việt Nam vào năm 1679 cùng với 3.000 người, 50 chiếc thuyền xuất phát từ Quảng Đông và xin chính quyền phong kiến Việt Nam cho định cư.
Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú ở miền Nam Việt Nam. Nhóm của Trần Thượng Xuyên chọn đất Trấn Biên (nay là vùng Biên Hòa) để lập nghiệp. Một bộ phận của nhóm Dương Ngạn Địch đến vùng đất Phiên Chấn (sau là vùng Sài Gòn-Gia Định) tổ chức công cuộc định cư lâu dài, thành lập làng Thanh Hà. Năm 1778 nhóm cư dân của làng Thanh Hà chuyển từ vùng Biên Hòa về hợp nhất với bộ phận cư dân người Hoa ở Phiên Trấn lúc này đã lập nên làng Minh Hương. Thành phố Chợ Lớn đã khai sinh từ sự hợp nhất đó và nhanh chóng mở rộng để về sau trở nên thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Tên "Chợ Lớn" vốn có từ năm 1801 khi Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng Trấn Gia Định thành, còn người Hoa vẫn quen gọi Chợ Lớn là "Đê Ngạn" (tiếng Quảng Đông là "Tai Ngon"). Những đợt di dân của người Hoa đến vùng Sài Gòn-Chợ Lớn còn tiếp diễn mãi đến năm 1949 là năm chính quyền cách mạng Trung Quốc ở lục địa thành công.

Một bộ phận lớn người Hoa đã được nhà nước phong kiến Việt Nam công nhận, các làng Minh Hương và Thanh Hà của người Hoa cũng được đối xử bình đẳng như mọi người dân dưới triều nhà Nguyễn. Sự di dân của người Hoa vào Việt Nam như là một tất yếu lịch sử, điều đó là một bảo đảm chắc chắn cho hiện tại cũng như tương lai của đồng bào Hoa ở nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét